Tags
This gallery contains 1 photo.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với truyền thống văn hóa Lúa Nước, nên cơm gạo là thực phẩm chính. “Cơm …
10 Saturday Sep 2016
Posted Dinh dưỡng, Sức Khỏe, Thực phẩm
inTags
This gallery contains 1 photo.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với truyền thống văn hóa Lúa Nước, nên cơm gạo là thực phẩm chính. “Cơm …
11 Saturday Oct 2014
Posted Dinh dưỡng
inTags
Từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, danh y Hy Lạp Hippocrates đã chủ trương rằng, để phòng ngừa và điều trị một số bệnh ta chỉ cần áp dụng những chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và sống hài hòa với thiên nhiên.
Ngoài việc triều chính, vua Hoàng Đế của Trung Hoa ngày xưa đã biết chỉ dẫn cho dân chúng về bệnh tật cũng như cách sản xuất lương thực và sử dụng những món ăn thức uống có tác dụng trị bệnh và có lợi cho sức khỏe.
Các vị danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam trước đây đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của ẩm thực trong việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh. Hãy nghe lời khuyên như sau của danh y Tuệ Tĩnh::
“Muốn cho phủ tạng được yên;
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”.
Hoặc:
“Chết vì bội thực cũng nhiều;
Ngờ đâu lại có người nghèo chết no”.
Như vậy, có thể nói rằng từ rất xa xưa, các vị danh y trên khắp thế giới hầu như đều đã nhận biết được là vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, có thể giúp ta phòng trị bệnh cũng như duy trì được một cuộc sống luôn luôn khỏe mạnh.
Mục đích của Dinh Dưỡng
Dinh dưỡng có ba mục đích chính:
1 – Tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể có sức khỏe tốt;
2 – Phòng ngừa các bệnh liên quan tới ăn uống;
3 – Khôi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích.
Người Anh có câu ngạn ngữ “You are what you eat” (Ăn ra sao thì người thế ấy”, cũng là nói lên tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn vào có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe trong suốt các giai đoạn khác nhau của đời người. Ăn uống không đúng với tình trạng sinh học thì cơ thể sẽ có hậu quả xấu mà đôi khi chỉ với một vài thay đổi nhỏ về dinh dưỡng cũng cải thiện sức khỏe rất nhiều.
Cứ nhìn người Á Châu trước đây, lấy căn bản thức ăn là gạo, ít calcium, thường đều nhỏ con hơn dân Âu châu ăn lúa mỳ, nhiều calcium. Quan sát người Việt ta, xưa kia dân miền Bắc, miền Trung dinh dưỡng thiếu hụt nên cơ thể nhỏ hơn so với người sanh trưởng ở miền Nam, gạo lúa dư thừa. Con cháu chúng ta bây giờ ở nước ngoài, dinh dưỡng đầy đủ nhờ đó cháu nào cũng to hớn hơn bố mẹ, ông bà.
Mỗi người cần có một thói quen ăn uống lành mạnh. Nhiều người ý thức được việc đó nhưng ít người thực hiện được. Vì thế, càng tìm hiểu nhiều về lợi hại của dinh dưỡng thì ta càng biết cách ăn uống sao cho thích hợp và có lợi cho sức khỏe.
Người Anh có câu ngạn ngữ “You are what you eat” (Ăn ra sao thì người thế ấy”, cũng là nói lên tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn vào có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe trong suốt các giai đoạn khác nhau của đời người. Ăn uống không đúng với tình trạng sinh học thì cơ thể sẽ có hậu quả xấu mà đôi khi chỉ với một vài thay đổi nhỏ về dinh dưỡng cũng cải thiện sức khỏe rất nhiều.
Các lời khuyên về ăn uống thì nhiều và khác nhau nhưng mục đích đều hướng tới sự bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên cũng có người bối rối, không biết theo lời khuyên nào, cho nên tùy hứng làm theo ý mình. Thế là người ta đã tạo ra một thói quen đôi khi xấu nhiều hơn tốt. Do đó việc tạo ra thói quen tốt trong ăn uống đôi khi cũng không hẳn là dễ dàng.
Thói quen ăn uống cũng thay đổi tùy chủng tộc, văn hóa, khả năng cung cầu, điều kiện tâm lý, nếp sống cá nhân, sự hấp dẫn của món ăn, cách thức mời chào, quảng cáo của giới sản xuất.
Hầu hết các quốc gia đều đưa ra những tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho người dân, quy định mức dinh dưỡng tối thiểu để cơ thể tăng trưởng mạnh và phát triển trí óc tốt đồng thời tránh được bệnh tật cũng như kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, còn có các chương trình quốc gia hướng dẫn để người dân biết cách áp dụng những tiêu chuẩn ấy trong việc ăn uống hàng ngày.
Một chế độ dinh dưỡng nhiều về lượng và phẩm cũng chưa đủ để có một sức khỏe tốt nếu không có sự cân đối hợp lý các thành phần dinh dưỡng. Trong cơ thể, các cơ quan luôn luôn hoạt động một cách nhịp nhàng tương ứng, để sử dụng các chất dinh dưỡng khác nhau cho các nhu cầu về năng lượng, kiến tạo cũng như tu bổ các tế bào sau khi bị thương tích, bệnh tật.
Số lượng thực phẩm tiêu thụ còn tùy thuộc các yếu tố xã hội, tâm lý, sinh học của con người. Tâm trạng vui buồn đều có ảnh hưởng tới sự ăn uống và tiêu hóa. Các phản ứng sinh hóa trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng.
Tóm lại, chất dinh dưỡng có thể làm ta mập hay gầy, hoạt động nhanh nhẹn hay chậm chạp, sống vui khỏe hay thường xuyên đau ốm… Nghĩa là có rất nhiều ảnh hưởng.
Nhu Cầu.
Một chế độ dinh dưỡng có thể xem là:
a – Thỏa đáng: khi cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động, chức năng của cơ thể cũng như có dự trữ cho nhu cầu cấp bách.
b – Không đầy đủ: khi tiêu thụ ít hơn nhu cầu. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ lấy nguyên liệu từ kho dự trữ để nuôi dưỡng và tái tạo tế bào. Kho sẽ vơi dần dần nếu không được bổ sung.
Lấy ví dụ: hồng huyết cầu chỉ sống khoảng 120 ngày, tế bào niêm mạc ống tiêu hóa cần được thay thế mỗi tuần lễ. Cả hai đều cần có nguyên liệu từ chất dinh dưỡng. Nếu chỉ thiếu dinh dưỡng trong thời gian ngắn, kho dự trữ có thể du di, nhưng nếu kéo dài lâu ngày sẽ nảy sinh nhiều bệnh tật.
c – Quá mức: khi cung cấp nhiều hơn nhu cầu, sẽ tạo ra tình trạng dư thừa. Chẳng hạn, chất sắt rất cần cho việc tạo huyết cầu tố, nhưng quá nhiều sẽ đưa tới suy gan; năng lượng dư được cơ thể hấp thụ và chuyển sang dự trữ, quá nhiều sẽ gây ra tình trạng béo phì.
Mọi người đều cần những thành phần dinh dưỡng như nhau, bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc, điều kiện sinh hoạt. Tuy nhiên về số lượng thì mỗi cơ thể đều có nhu cầu khác biệt.
Cơ thể càng to lớn thì nhu cầu càng cao; một người hoạt động nhiều chắc chắn cần nhiều thực phẩm hơn người sống tĩnh tại; khi ngủ nghỉ, nhu cầu năng lượng giảm; khi cơ thể run vì lạnh thì cần thêm năng lượng để khỏi lạnh cóng.
Khẩu phần ăn phải phù hợp với mỗi người, không gây cảm giác ngây ngất mệt mỏi vì ăn quá no nhưng cũng không ăn quá ít, vì sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể.
Lời khuyên chung của các nhà dinh dưỡng và y tế về sự ăn uống là chúng ta nên:
1 – Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì mỗi loại có chất dinh dưỡng mà loại khác không có.
Chẳng hạn sữa mẹ được coi như gần hoàn hảo, nhưng lại có ít sắt và sinh tố D.
Sữa bò có nhiều đạm nhưng rất ít sắt và không có chất xơ.
Thịt động vật có vú nhiều đạm nhưng ít calci.
Trứng không có vitamin C và có rất ít calci vì hầu hết nằm ở vỏ trứng.
Như vậy cần có chế độ ăn đa dạng mới cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
2 – Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình. Để tránh tăng cân quá mức, chỉ nên ăn đủ số năng lượng mà cơ thể cần;
3 – Giảm chất béo động vật bão hòa và cholesterol: lượng cholesterol ăn vào mỗi ngày không quá 300mg; chất béo động vật bão hòa không quá 10% tồng số năng lượng được cung cấp mỗi ngày. Nên dùng dầu thực vật với chất béo chưa bão hòa. Mức tiêu thụ chất béo nói chung không nên quá 30% tổng số năng lượng mỗi ngày.
4 – Giảm thịt động vật có nhiều mỡ hoặc loại bỏ bớt mỡ khi ăn thịt; ăn nhiều cá. Việc ăn thịt tự nó không có hại cho người khỏe mạnh, nhưng ăn nhiều thịt thường kèm theo nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng.
5 – Dùng sữa đã gạn bớt chất béo, nhất là ở người tuổi cao.
6 – Ăn thêm thực phẩm có chất xơ và tinh bột.
7 – Tránh tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế. Đường không gây bệnh tiểu đường, bệnh tim như nhiều người lầm tưởng, nhưng vì có nhiều năng lượng cho nên dễ dẫn tới béo phì.
8 – Giới hạn muối không quá 2500 mg mỗi ngày.
9 – Hạn chế rượu bia. Nếu không thể bỏ hẳn thì không nên quá 350 ml bia hoặc 150 ml rượu vang, hai lần một ngày. Nếu là rượu mạnh thì không quá 50ml.
Hậu quả của chế độ dinh dưỡng sai.
Chế độ dinh dưỡng sai có nguy cơ đưa tới một số bệnh tật. Sai có thể là quá dư, quá thiếu hoặc không cân đối.
Thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm phát triển, trí nhớ kém, sức đề kháng với bệnh tật giảm, cơ thể suy nhược và đưa tới giảm tuổi thọ.
Dinh dưỡng dư thừa sẽ dẫn đến các bệnh kinh niên, như bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, tai biến động mạch não, tiểu đường. Ngoài ra còn có thể mắc phải những bệnh khác như xơ gan, viêm túi ruột hoặc tai nạn, tự tử do tiêu thụ nhiều rượu.
Dinh dưỡng sai mà lại thiếu vận động cơ thể còn đưa tới nhiều ảnh hưởng không tốt khác cho sức khỏe.
Dinh dưỡng không đúng cũng gây ra tổn thương về nhiều phương diện cho các thế hệ sau.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
26 Thursday Sep 2013
Posted Dinh dưỡng, Sức Khỏe
inTags
This gallery contains 1 photo.
Vấn đề đặt ra là liệu chúng ta có nên tin vào chiến dịch khuyến mãi của các công ty …
17 Tuesday Sep 2013
Posted Dinh dưỡng, Sức Khỏe
inTags
This gallery contains 1 photo.
Trên truyền thanh truyền hình, ta thường thấy các nhà sản xuất quảng cáo là các món điểm tâm cereal …
10 Tuesday Sep 2013
Posted Dinh dưỡng, Sức Khỏe
inThis gallery contains 1 photo.
Theo ước đoán tại các quốc gia Tây Phương, thì thực phẩm là nguyên nhân của trên 30% trường hợp …
24 Monday Dec 2012
Posted Dinh dưỡng, Sức Khỏe
inTags
Nước Mỹ cần tương tự với luật buộc dây an toàn khi nói đến dinh dưỡng, theo Mark Bittman viết …
19 Monday Nov 2012
Posted Dinh dưỡng, Sức Khỏe
inTags
Số người mắc tiểu đường hiện nay là 371 triệu, tăng từ 366 triệu so với năm trước. Con số này dự trù sẽ lên đến 552 triệu trước năm 2030.
Tiểu đường thường được xem là vấn nạn của Tây Phương, vì tuyệt đại đa số mắc chứng tiểu đường loại 2, vốn liên quan đến mập phì và thiếu hoạt động.
Tuy nhiên, bệnh này cũng lan nhanh ở các nước nghèo. Bốn trong năm người bị tiểu đường hiện đang sống tại các quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình, vừa tạo cơ hội vừa là thử thách cho kỹ nghệ dược phẩm.
Riêng tại Trung Quốc, có đến 92.3 triệu người mắc bệnh tiểu đường, nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Gánh nặng tiềm ẩn này cũng lớn không kém ở khu vực hạ Sahara thuộc Phi Châu, nơi sự săn sóc y tế thật giới hạn.
IDF ước lượng trên thế giới có khoảng 187 triệu người mắc bệnh tiểu đường mà không hề hay biết.
Bệnh tiểu đường do sự kiểm soát lượng đường trong máu không bình thường, khiến đưa đến những biến chứng nghiêm trọng như hư hại thần kinh và thận, kể cả làm cho bệnh nhân bị mù lòa. Khắp toàn cầu, mỗi năm số người chết vì bệnh này là 4.8 triệu.
Theo công ty nghiên cứu IMS Health, tiểu đường làm giàu cho các công ty dược phẩm quốc tế. Số thuốc bán ra khắp toàn cầu đạt từ $48 tỉ đến $53 tỉ trước năm 2016, tăng từ $39.2 tỉ của năm 2011.
Trung Quốc nay là thị trường đứng thứ nhì, chỉ sau Hoa Kỳ, của tập đoàn sản xuất insulin lớn nhất thế giới của Ðan Mạch, Novo Nordisk. Trung Quốc còn là điểm nhắm của công ty đối thủ như Eli Lilly, Merck & Co, và Sanofi. (TP)
Đọc thêm:
02 Wednesday May 2012
Posted Dinh dưỡng, Sức Khỏe
inTags
béo phì, Gout, nước giải khát, nước ngọt, Sức khỏe, thực phẩm, Tiểu Đường, ung thư
Các kết quả nghiên cứu lần đầu thử nghiệm ảnh hưởng của nước ngọt cho thấy có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, và nhiều tin tức dữ tợn hơn cho người uống nước ngọt.
Nhiều nhà nghiên cứu từ Viện Wellness Institute của Bệnh Viện Cleveland và Đại Học Harvard phát hiện uống một lon nước ngọt mỗi ngày sẽ nâng nguy cơ tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, cũng có tin vui là người uống cà phê sẽ làm giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Các nghiên cứu trước đây đã nối kết việc uống nước ngọt với hàng loạt chứng bệnh gồm béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, cao cholesterol, ung thư, bệnh vành động mạch, và gout.
Tin tức này đến quá trễ đối với một công dân Tân Tây Lan Natasha Harris đã chết 2 năm trước vì bệnh truỵ tim do nghiện nước ngọt hiệu Coca-Cola.
Trong cuộc điều tra chính thức đối với cái chết của bà, Bác sĩ Dan Mornin tường trình rằng bà có thể đã chết vì chất potassium thấp, gây ra bởi quá nhiều nước ngọt Coca-Cala mà bà đã uống. Harris, 30 tuổi, là mẹ của 8 đứa con, uống 8 lít nước ngọt Coke mỗi ngày.
Nghiên cứu, được đăng trong Tạp Chí American Journal of Clinical Nutrition, thử nghiệm việc uống nước ngọt của 43,371 đàn ông và 84,085 đàn bà và khám phá rằng những người tham dự nghiên cứu đã uống hơn một lon nước ngọt mỗi ngày có tỉ lệ cao hơn của áp huyết và cholesterol trong máu với tỉ lệ thấp của hoạt động thể lực.
(Theo Vietbao)
16 Thursday Feb 2012
Posted Dinh dưỡng
inATLANTA (AP) -Bánh mì là nguồn thực phẩm có nhiều muối hàng đầu trong ẩm thực của người Mỹ, lượng sodium nhiều đến gấp đôi đối với cả khoai tây chiên (potato chip).
Khám phá bất ngờ này được kê ra trong báo cáo của chính phủ, do Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) công bố hôm Thứ Ba, trong đó gồm một danh sách 10 thứ có chứa nhiều muối hàng đầu.
Bác Sĩ Thomas Frieden, giám đốc CDC, nói: “Khoai tây chiên, pretzel và bắp rang thường được mọi người cho là thức ăn có nhiều muối nhất. Thực ra chúng chỉ đứng hạng 10.”
Bà Mary Cogswell, một khoa học gia của CDC và cũng là đồng tác giả của bản báo cáo, cho biết đúng ra bánh mì chưa hẳn là mặn hơn các loại thực phẩm khác, nhưng người ta thường ăn chúng nhiều nhất.
Muối là nguồn sodium chính của con người, sodium gây gia tăng nguy cơ cao huyết áp, một nguyên nhân chính của bệnh tim mạch và đột quỵ. Giới chức y tế nói đa số người Mỹ ăn quá nhiều muối, hầu hết từ thực phẩm đóng gói hay tại các nhà hàng.
Ông John Hayes, phụ tá giáo sư khoa thực phẩm của trường đại học Penn State nhưng không có liên hệ đến bản báo cáo, nhận xét: “Người ta có thể ăn thức ăn có chứa thật nhiều sodium mà vẫn không cảm thấy mặn.”
Theo CDC, bánh mì chiếm hết 7% lượng muối trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ trong một ngày. Kế đến trong danh sách là thực phẩm đông lạnh có ướp muối nói chung, pizza, thịt gia cầm tươi hoặc làm sẵn, súp, hamburger, bánh mì kẹp sandwich và phó mát.
Mỗi thứ sau đây chiếm hết 3% lượng sodium gồm mì Ý spaghetti, mì ống pasta, meatloaf, và các thức ăn vặt như khoai tây chiên potato chip và pretzel.
Theo hướng dẫn về dinh dưỡng, một người không nên tiêu thụ trên 2,300 mg sodium mỗi ngày, tức tương đương với một muỗng trà. Người có bệnh cao máu lại càng nên tiêu thụ ít hơn. Tuy vậy, theo CDC, người Mỹ tiêu thụ trung bình mỗi ngày khoảng 3,300 mg, và chỉ một trong 10 người là giữ đúng tiêu chuẩn nêu trên.
Lượng sodium trong thực phẩm có thể thay đổi. Ví dụ một lát bánh mì trắng có từ 80 đến 230 mg sodium. Một cốc súp gà mì sợi có từ 100 đến 940 mg, và mỗi 3 ounce (85g) thịt hộp có 450 đến 1,050 mg. Trong khi một bịch khoai tây chiên nhỏ (1 ounce) có 50 đến 200 mg.
Báo cáo mới của CDC dựa vào cuộc thăm dò hơn 7,200 người trong hai năm 2007 và 2008, trong đó có 3,000 trẻ em.
Giảm tiêu thụ muối gần đây trở thành mối quan tâm chính của các chiến dịch sức khỏe công cộng. Một số nhà sản xuất thực phẩm đang từng bước hoặc công bố kế hoạch giảm dần dần sodium trong sản phẩm của họ.
Giới chức CDC từ lâu vẫn khuyến khích người ta ăn nhiều trái cây và rau, nay cũng khuyến khích nên đọc nhãn hiệu trước khi mua bánh mì để biết loại nào chứa ít sodium.
Bác Sĩ Frieden nói: “Trong bàn ăn người ta có thể chọn ít nhiều muối để thêm vào trong thức ăn. Nhưng khi trong thức ăn đã có muối rồi thì không thể tách nó ra được.”
Có một cách khác để tiêu thụ ít sodium hơn, đó là “ăn ít đồ ăn lại,” theo lời ông Hayes.
(Theo Nguoiviet)
03 Monday Oct 2011
Posted Dinh dưỡng, Sức Khỏe
inCó một lần, Herman Aihara kể cho tôi và các bạn tôi nghe khi ông hỏi Ohsawa nên làm gì nếu ông sang Mỹ. Ohsawa đã bảo Aihara nên nghiên cứu hai lĩnh vực: Tam tự kinh và khoa học. Và theo thời gian, Aihara ngày càng quan tâm đến khoa học. Ở Nhật, ông đã tốt nghiệp đại học ngành luyện kim, nhưng ông lại chuyển sang nghiên cứu và nổi tiếng ở lĩnh vực sinh học của con người.
Aihara đặc biệt quan tâm đến lý thuyết nguyên thủy của Ishizuka, người thày của Ohsawa. Ishizuka xây dựng lý thuyết của mình dựa trên tỷ lệ Na/K của thực phẩm và quan hệ của nó với sức khỏe. Ohsawa đã phát triển lý thuyết này thành lý thuyết Tân Thực dưỡng, thay tỷ lệ Na/K bằng thuyết âm dương. Ohsawa cũng nói về axit và kiềm, sự liên quan đến độ pH của máu và dịch thể. Aihara thì đặc biệt đã trở thành một chuyên gia về lĩnh vực này.
Aihara phát hiện ra rằng các bài giảng của Ohsawa về kiềm và axit còn sơ sài và chưa hoàn chỉnh. Ohsawa cho axit là âm và kiềm là dương. Aihara chưa thỏa mãn và đã nghiên cứu riêng về lĩnh vực này và công bố các kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách bán chạy nhất. Đó là cuốn “Axit và kiềm”. Trước khi mất năm 1998, Aihara đã kịp bổ sung và hoàn thiện nốt các phát hiện mới nhất sau 10 năm kể từ lần xuất bản lần thứ nhất và bổ sung nó vào lần tái bản thứ hai.
Khi giảng dạy về Thực dưỡng nhiều năm, Aihara thấy người phương Tây thờ ơ và chán chường với luận thuyết âm dương trong thực phẩm. Họ phân vân là lý thuyết này nghe buồn ngủ quá, nó cứ lặp đi lặp lại mãi chuyện cái này âm, cái kia dương. Aihara nghĩ rằng nếu thuyết âm dương đề cập sai về vấn đề kiềm và axit thì sẽ hợp với con người hiện đại hơn. Do đó ông dành toàn bộ phần cuối cuộc đời mình để nghiên cứu và kết nối luận thuyết axit và kiềm với thuyết âm dương. Nhiều người cho rằng ông là người phi Thực dưỡng và nặng về nghiên cứu năng lượng. Nhưng người ta đã hiểu nhầm Aihara. Nhưng dần dần, lý thuyết của Aihara ngày càng sáng tỏ và có giá trị. Trong việc thực hành Thực dưỡng của mình và trong các lớp giảng tôi thấy thuyết axit và kiềm là một công cụ giảng dạy hữu hiệu. Tôi được vinh dự nghiên cứu cùng Aihara. Aihara đã phát triển nó và chỉ cho chúng ta cách để ứng dụng lý thuyết này trong đời sống hàng ngày.
Tôi xin tóm lược những ý chính của thuyết này như sau:
1. Chúng ta được tự do ham thích tâm linh, nhưng cơ thể vật lý không cho phép như vậy. Vì cơ thể ta có những giới hạn của nó. Bạn không thể ham thích tâm linh vô biên trong một cơ thể hữu hạn này. Mỗi chúng ta đều có một vạch chỉ giới mà ta phải sống trong nó, bao gồm khí trời, ôxy, nước, thực phẩm để duy trì nhiệt độ và nhịp điệu hoạt động của cơ thể.
2. Thông qua một quá trình gọi là “nội cân” (tự cân bằng) mà cơ thể duy trì trong một trạng thái thích hợp nhất với môi trường bên ngoài qua việc điều chỉnh đường trong máu, nhiệt độ, hooc-môn, dịch thể để cơ thể không bị dao động quá mức. Nếu vượt quá ngưỡng, các tế bào và cơ quan sẽ ngưng hoạt động và cơ thể sẽ chết.
3. Không quan trọng bạn là ai và bạn ăn gì, mỗi người đều phải duy trì trạng thái “nội cân” cho mình.
4. Một nhân tố quan trọng của “nội cân bằng” và các giới hạn của cơ thể là sự cân bằng axit và kiềm trong máu và dịch thể.
5. Con người phải biết sống trong các giới hạn này, nếu không sẽ sinh ra bệnh tật. Giống như trời lạnh thì bạn phải mặc áo ấm khi ra đường. Không ai có thể chống đối điều này. Cơ thể chúng ta cần ôxy, nước, không khí, thực phẩm để duy trì sự sống. Bạn không được phép từ chối chúng.
6. Để cơ thể khỏe mạnh, cần giữ độ pH hay tỷ lệ axit/kiềm trong máu phải hơi thiên về kiềm một chút. Cần tránh ăn nhiều đồ có tính axit.
7. Để tránh sự tích tụ axit, cơ thể có hai cách: tự giới hạn lượng axit trung bình trong máu, dùng kiềm đề cân đối lượng axit dư thừa .
8. Chỉ số pH là một con số mà ta có thể đo đếm. Nhiệt độ cơ thể nên duy trì là 98,60F và độ pH là 7,4.
9. Nên điều chỉnh độ pH của máu là 7,4 (máu hơi kiềm tính). Nó duy trì sức khỏe cho tế bào, các cơ quan nội tạng hoạt động hài hòa.
10. Khi chúng ta nhận biết sức khoẻ của mình quá độ pH là sự cân bằng axit/kiềm, chúng ta sẽ tự điều chỉnh cách sống và chế độ ăn uống cho mình.
11. Một bữa ăn giàu chất đạm, chất béo dầu mỡ, đường làm cho máu có nhiều axit. Nhiều quá nó sẽ làm cơ thể bị quá tải.
Aihara đã chỉ ra nhiều chứng bệnh, bao gồm: ung thư, đái đường, đau tim, bệnh tinh thần, đau ốm kinh niên, thấp khớp, nấm, là do chúng ta thiếu sự hiểu biết về việc duy trì tỷ lệ cân bằng axit/kiềm.
Ông cũng chỉ ra cho chúng ta trong cuốn “Axit và kiềm” cách điều chỉnh khẩu phần ăn để thiết lập lại sự cân bằng axit/kiềm. Ông cũng chỉ ra cho chúng ta nên tuân theo lý thuyết âm dương để tạo ra sự cân bằng này.
Aihara thường xuyên dạy: “Bạn có thể tự do suy nghĩ về bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng bạn không được tự do làm bất cứ thứ gì bạn muốn. Bạn phải hiểu được sự giới hạn của cơ thể bạn, để sống trong giới hạn đó. Nếu không bạn sẽ bị ốm và bạn sẽ mất tự do”.
Giống như ra đường lạnh thì phải mặc áo ấm, bạn phải ăn uống có hiểu biết để thiết lập lại sự cân bằng axit/kiềm cho chính mình. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi phiền phức và trục trặc về sức khỏe.
Thêm vào đó, Aihara đã dạy tầm quan trọng của việc có được quả thận và lá phổi khỏe mạnh để duy trì tỷ lệ cân bằng axit/kiềm. Ông nói trong các bài giảng về sau của mình rằng sức khỏe sẽ mang bạn tới một sự tự do tâm linh và cân bằng sinh học.
Cân bằng lượng Kiềm trong cơ thể có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Chính yếu là chế độ ăn uống thích hợp. Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất là dùng nước kiềm hàng ngày bằng cách uống và nấu ăn hoàn toàn bằng nước kiềm. Bởi vì trong cơ thể chúng ta, nước chiếm tỉ lệ tới 70%, được phân phối khắp nơi trong cơ thể con người, cụ thể là: máu (92%), dịch bao tử (95%), não (85%), cơ bắp (75%), xương (22%), răng (10%)… Nhất cữ lưỡng tiện, khi uống nước kiềm cơ thể vừa được quân bình giữa lượng kiềm và axit môt cách rất tự nhiên và khoa học, vừa đáp ứng được nhu cầu cần thiết là cung cấp nước cho cơ thể.
Nhật bản, một nước đang dẫn đầu thế giới về tuối thọ và sức khỏe con người, cũng là một quốc gia tiên phong áp dụng quan niệm về kiềm trong vấn đề ăn uống đề ngăn ngừa bênh tật. Ờ Nhật, một loại nước kiềm gọi là nước Kangen đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đã được áp dụng rất rộng rãi trong nền y tế công cộng Nhật Bản cũng trong đời sống của người dân Nhật. Một tính chất tuyệt vời khác cũng không kém phần quan trọng, đó là tính khử oxy hóa của nước Kangen. Tính Khử Oxy hóa cao có thế bảo vệ tế bào diệt trừ nguồn gốc bệnh tật, đặc biệt là căn bệnh ung thư, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.
Tham Khảo thêm:
2. Nước Kangen và Công Dụng trong đời sống
4. Nước Kangen và chứng nhận Y Khoa Nhật Bản
5. Khử Oxy hóa