• Nước Kangen
  • Máy Kangen
  • Công dụng
  • Nước Uống
  • Trị Liệu
  • Liên Lạc
    • Đại diện Enagic USA
    • Đại Diện Enagic Canada
    • Đại diện Enagic Vietnam
    • Form Order
  • Media
  • Chứng Nhận
  • Công ty Enagic
    • Lịch Sử
    • Chi Nhánh
      • Mỹ – USA
      • Thế giới
  • Khoa Học
    • Nước Kangen và Y Học
    • Video: Bác Sĩ nói về nước Kangen
    • Nghiên Cứu
  • Hoạt Động
  • Góc Nhật Bản

Nước Kangen

~ Thay đổi nguồn nước uống… Thay đổi cuộc sống của chúng ta

Nước Kangen

Category Archives: Sinh Hóa

Nguyên Nhân Ung Thư

11 Tuesday Sep 2012

Posted by Kangen Group in Nước Kangen, Sức Khỏe, Sinh Hóa

≈ 4 Comments

Tags

Acid, Alkaline, Kiềm, Nước Kangen, Oxy hóa, Sức khỏe, ung thư

Chữa bệnh phải chữa cho tận gốc. Loại trừ axit thặng dư ra khỏi các mô tế bào bằng cách uống nước Kangen

Nguồn gốc Ung Thư

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

HOOCMON- CHỈ SỐ QUAN TRỌNG TRONG CƠ THỂ

15 Sunday Apr 2012

Posted by Kangen Group in Sinh Hóa

≈ Leave a comment

Tags

Acid, Alkaline, axit, Hoóc Môn, Kiềm, nước miếng, pH máu

Theo các công trình nghiên cứu khoa học gần đây, các đặc trưng kiềm-axit của cơ thể chúng ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ. Tính chất đó được thể hiện rất rõ qua hàm lượng độ pH (còn gọi là hocmon pH) trong máu, nước tiểu, nước bọt, dịch vị dạ dày, ruột non, nước mắt và mồ hôi.

Trong máu: Một trong những tham số quan trọng nhất của trạng thái máu là tính chất kiềm – axít hoặc độ pH (biểu hiện của nồng độ ion hyđro trong dung dịch). Nước sạch khi lọc kỹ các tạp chất có độ pH=7. Đó là nước trung hoà. Nước axit có độ pH nhỏ hơn 7, nước kiềm có độ pH lớn hơn 7. Khi độ pH của máu lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn thì quá trình trao đổi chất sẽ bị ngừng trệ .

Làm thế nào để cơ thể luôn duy trì độ pH trong khuôn khổ nghiêm ngặt đó khi hàng loạt sản phẩm trao đổi chất thường xuyên được đưa vào máu?

Có hai cơ chế bảo vệ. Thứ nhất, trong thành phần của máu có chất platma có khả năng ngăn chặn quá trình axít hoá và kiềm hoá. Thứ hai là nhờ cơ thể có hệ thống bài tiết. Lượng axit và kiềm dư thừa được đào thải qua phổi, thận, tuyến mồ hôi . Vì vậy, việc chăm sóc để phổi , thận và da làm tròn chức năng bài tiết nhằm duy trì độ pH là biện pháp rất quan trọng. Thở dưỡng sinh là một biện pháp xưa nay vẫn được các danh y coi là bí quyết để giữ gìn sức khoẻ, chính là vì nó giúp cơ thể duy trì độ pH trong giới hạn có độ kiềm loãng.

Nước tiểu: Thận có chức năng vừa đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, vừa duy trì độ pH của máu. Khi độ pH dịch chuyển về phía axít, thận tăng cường đào thải hàm lượng axit photphat NaH2PO4. Khi đó nước tiểu sẽ có tính axit. Còn nếu máu có tính kiềm, thận sẽ đào thải các muối Na2HPO4 và Na2CO3. Lúc đó nước tiểu có tính kiềm.

Khi con người ăn thịt là chủ yếu, nước tiểu sẽ có tính axit. Còn khi ăn rau, nước tiểu sẽ có tính kiềm. Nếu con người hoạt động thể lực với cường độ cao, trong tế bào cơ bắp sẽ tích tụ hàm lượng axit cao. Các axit đó sẽ đi vào máu và đào thải qua thận. Lúc đó nước tiểu có tính axit. Trong điều kiện sinh hoạt bình thường mà nước tiểu luôn luôn có tính axit thì điều đó chứng tỏ quá trình trao đổi chất bị rối loạn.

Nước bọt: Độ pH trong nước bọt thay đổi trong khoảng 5,8 – 7,4, phụ thuộc vào tốc độ tiết nước bọt. Khi đói và thèm ăn, độ pH có thể lên tới 7,8. Sau bữa ăn no nê, nước bọt có tính axít nhẹ.

Dịch vị dạ dày: Là một loại chất lỏng không màu, trong suốt, chứa 0,3 – 0,5% axit HCl. Mỗi ngày tuyến tiêu hoá trong dạ dày tiết ra 2,0 – 2,5 lít dịch vị có độ pH 1,5 – 1,8. Axít HCl trong dịch vị dạ dày có tác dụng phân hoá các phân tử chất béo để tạo quá trình lên men ở bộ máy tiêu hoá. Axít còn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Các loại gia vị có tính chất chua, cay, đắng đều có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày. Vì vậy khi ăn các thức ăn lạ như rau sống, gỏi cá, thịt tái, người ta thường ăn kèm theo các gia vị trên đây chính là để tăng khả năng sát trùng trong dạ dày .

Nước bọt chứa 99,5% nước (H2O), lượng còn lại là các chất clorua, cacbonat, muối photphat của các nguyên tố Na, K, Ca, Mg và các hợp chất hữu cơ để tạo độ nhớt cho nước bọt và làm giảm ma sát của thức ăn để dễ nuốt. Thành phần và tính chất của nước bọt phụ thuộc vào loại thức ăn. Cơ thể luôn luôn thích ứng khá nhạy cảm để tiết nước bọt thích hợp đối với từng loại thức ăn cụ thể. Đối với thức ăn cứng, nước bọt có độ nhớt cao. Khi thức ăn mềm, nước bọt có độ nhớt thấp để tăng hoặc giảm ma sát .Vì vậy, ăn chậm, nhai kỹ là một lời khuyên có cơ sở khoa học sâu sắc giúp con người tiêu hoá thức ăn với hiệu suất cao.

Nếu trong dạ dày có môi trường axit thì trong đường ruột lại có môi trường kiềm. Để tạo môi trường chuyển tiếp từ dạ dày xuống ruột, tuyến hạ vị trong dạ dày thường tiết ra dịch vị có độ kiềm nhẹ. Khi cơ thể vì một lý do nào đó tiết quá nhiều dịch vị, niêm mạc dạ dày sẽ bị rối loạn.

Ruột non: ở đây, các chất dinh dưỡng prôtein pôlyme được phân rã thành các monome để ngấm qua đường ruột vào máu. Độ pH trong ruột non có giá trị 7,2 – 8,0. Trong hành tá tràng sẽ diễn ra quá trình trung hoà thức ăn có hàm lượng axít cao bằng lượng dịch tiết ra từ tuyến mật và tuyến hạ vị. Trong một ngày, mật tiết ra 1,5 lít dịch chứa các axit amin, vitamin và có độ pH 7,3 – 8,0. Trong ruột già, độ pH lên tới 8,8 – 9,0.

Nước mắt: Độ pH của nước mắt tiết ra khi mắt nhắm lớn hơn so với khi mắt mở và dao động trong khoảng 6,5 – 7,4. Trong nước mắt chứa chủ yếu là muối của các kim loại kiềm.

Mồ hôi: Có thể tìm thấy tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Menđêlêep trong mồ hôi của con người. Mồ hôi có độ pH bằng 3,8 – 5,6. Thành phần hoá học của mồ hôi phụ thuộc vào cường độ tiết dịch (do lao động thể lực nặng, do nhiệt độ không khí xung quanh và thân nhiệt, do trạng thái hoạt động của thận).

Mùi của mồ hôi là dấu hiệu đặc biệt mang dấu ấn thông tin về thể trạng. Ai cũng có thể theo dõi sức khoẻ của chính mình bằng cách xem xét mùi mồ hôi. Một khi mùi của mồ hôi thay đổi khác thường, phải đến gặp bác sỹ ngay để khám nghiệm sức khoẻ. Nên nhớ rằng, các tuyến mồ hôi có tác dụng quan trọng để giữ độ pH cân bằng trong máu. Đó là lý do khiến chúng ta phải luôn giữ cho tuyến mồ hôi trên da được sạch sẽ, thông thoáng .

Lê Minh Quang (Theo “Khimia i Gizn”, 2002)

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

Một cách nhìn mới về nguyên nhân gây bệnh

25 Wednesday May 2011

Posted by Kangen Group in Sức Khỏe, Sinh Hóa

≈ Leave a comment

Tags

axit, Kiềm, pH, ung thư

Trong cuốn sách giáo khoa về “Sinh lí học Y khoa” của tác giả nổi tiếng người Mỹ, Tiến sĩ bác sĩ Y khoa Arthur C.Guyton có đề cập tới chủ đề: “Bước đầu tiên trong việc duy trì sức khỏe là kiềm hóa cơ thể.

Các tế bào của một cơ thể khỏe mạnh có tính kiềm, trong khi các tế bào của một cơ thể bệnh tật lại bị nhiễm a-xit. Khi pH càng dưới 7.0 thì tế bào càng a-xit, con người càng ốm yếu hơn. Nếu tế bào không kiềm hóa được, chúng sẽ trở nên nhiễm a-xit và như vậy bệnh tật sẽ bắt đầu. Cơ thể con người tạo ra các chất chuyển hóa a-xit như là phụ phẩm của cơ chế chuyển hóa bình thường. Nhưng cơ thể con người không sản xuất ra chất kiềm. Bởi vậy con người phải tìm cách thu nhận được chất kiềm từ nguồn bên ngoài để giữ cho cơ thể tránh khỏi bị nhiễm a-xit và dẫn tới bệnh tật và tử vong”.

Từ điều nhận thức trên, người ta cho rằng dược phẩm chỉ xử lí được các triệu chứng của bệnh tật mà không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, muốn loại trừ nguyên nhân sinh ra các chứng bệnh, nhất thiết phải thông qua dinh dưỡng hợp lí và duy trì sự cân bằng về độ pH của các lưu chất trong cơ thể con người.

Vậy độ pH là gì và tại sao nó lại quan trọng đến như vậy?

Thang độ pH đi từ con số 0 (rất a-xit) đến con số 14 (rất kiềm). pH=7 là trung tính (không biểu hiện tính a-xit cũng không biểu hiện tính kiềm). Mỗi sự thay đổi 1 điểm trên thang độ pH, ví dụ như từ pH=7 giảm xuống pH=6 sẽ làm tăng độ a-xit lên gấp 10 lần.Từ 6 giảm xuống đến 5 làm tăng độ a-xit lên thêm 10 lần nữa. Như thế, một chất dịch có pH=2 sẽ có độ a-xit mạnh hơn gấp 100.000 lần so với chất dịch có độ pH=7

 

 

Cơ thể con người cấu tạo luôn giữ cho máu có độ pH nằm giữa 7,35 và 7,45. Trong phạm vi này, máu chỉ có một chút tính kiềm giúp có thể mang ô-xy từ phổi đến các tế bào sinh năng lượng cho cơ thể. Nếu độ pH trong máu dưới 7,35 hoặc trên 7,45 thì con người sẽ dần dần xuất hiện bệnh tật và tử vong. Vì thế, cơ thể con người sẽ làm mọi thứ để giữ cho máu luôn luôn có độ pH là 7,4. Máu có một số cơ chế để tự cân bằng độ pH, như việc rút dần các khoáng chất thiết yếu (như can-xi) của các cơ quan khác trong cơ thể để trung hòa độ a-xit và duy trì mức kiềm phù hợp trong máu. Một khi các chất dịch và các cơ quan bị tước đoạt chất khoáng thì cơ thể con người bị nhiễm a-xit hơn. Đây là điều tồi tệ cho sức khỏe của bạn.

Phần lớn các enzyme trong cơ thể người cũng cần một môi trường có độ pH giữa 6 và 8 để hoạt động một cách có hiệu quả. Giữ cho các chất dịch của cơ thể người thường xuyên có độ pH trên 6 là điều rất hệ trọng trong việc duy trì sức khỏe!

Nếu cơ thể bạn có tính kiềm yếu là điều rất tốt. Nhờ đó mà cơ thể dễ bài tiết chất thải ra ngoài, sự chuyển hóa được linh hoạt, nội tạng được giảm nhẹ gánh nặng, kết quả là rất ít sinh bệnh, hoặc dù có bị bệnh cũng sẽ mau khỏi (bởi bệnh tật không thể tồn tại trong môi trường chất dịch có kiềm). Nhóm người có thể trạng như vậy thì sinh lực dồi dào và tràn đầy sức sống. Nếu cơ thể bạn có khuynh hướng có tính a-xit thì hoạt động của tế bào sẽ kém cỏi, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết được ra ngoài, chuyển hóa cũng trì trệ, gánh nặng của thận và gan tăng lên, làm cho cơ thể xuất hiện các bệnh mạn tính. Đồng thời môi trường a-xit dễ làm cho con người chóng già yếu, mệt mỏi, lo buồn bất an, tâm thần không ổn định, hình thành áp lực tâm lí khá lớn, có khi xuất hiện những triệu chứng như mất ngủ v.v…

Chính vì vậy mà ở Mỹ có cuốn sách với tựa đề nổi bật: “Kiềm hóa hay là chết”. Cuốn sách cho biết, kiềm hóa là cơ sở trong việc hoàn trả lại sức khỏe cho cơ thể con người.

Bằng cách nào có thể xác định được độ pH của cơ thể mình ?

Vào năm 1972, Bác sĩ Carl Reich đã xác minh rằng số đo pH của nước bọt là đại diện cho độ pH của toàn bộ cơ thể người. Độ pH của nước bọt thật sự là một thước đo về “ứng suất” của kiềm có trong cơ thể người. Nếu khi đo độ pH bằng nước bọt cho thấy kết quả sau:

7,0 đến 7,5 (xanh biển đến tía *): là biểu hiện một cơ thể khỏe mạnh; 6,0 đến 6,5 (xanh lục nhạt *): là biểu hiện bệnh có thể phát triển; 4,5 đến 5,5 (vàng *) : là biểu hiện bệnh đã có mặt trong cơ thể. Thực tế cho thấy, độ pH trong cơ thể người là một biến số theo rất nhiều yếu tố.

Bằng cách nào có thể duy trì độ pH gần sát với độ trung tính ?

Có rất nhiều yếu tố tác động đến độ pH trong cơ thể, như tuổi tác, mức độ vận động, chất lượng không khí, trạng thái tinh thần và đặc biệt là thức ăn, thức uống. Có đến 150 chứng bệnh như ung thư, loãng xương, cao huyết áp, bệnh tim, giảm trí nhớ, tiểu đường, dị ứng với thuốc và thức ăn v.v… đều có quan hệ mật thiết với các chất dịch của cơ thể có a-xit hoặc nhiễm a-xit.

Yếu tố then chốt quyết định thể chất là thức ăn. Chỉ riêng việc điều chỉnh thức ăn, thức uống tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày, có thể nhanh chóng nhận biết được ngay sự thay đổi của độ pH. Tham khảo Báo Người cao tuổi đã giới thiệu về thức ăn mang tính kiềm và thức ăn mang tính a-xit có tiêu đề “Thức ăn của bạn phải là thuốc men của bạn và thuốc men của bạn phải là thức ăn của bạn” (lời nói của Ông tổ nền Y học Thế giới- Hippocrates), sẽ được rõ thêm những thức ăn rất kiềm, kiềm nhẹ, a-xit nhẹ và a-xit mạnh. Qua bài báo, càng hiểu rõ, kiểm soát được thực phẩm tiếp nhận vào cơ thể hàng ngày đối với việc duy trì sức khỏe bản thân có ý nghĩa thiết thân và quan trọng.

Không nhất thiết cứ phải loại trừ sử dụng thức ăn, thức uống có tính a-xit, mà điều mấu chốt là phải biết sử dụng chúng với một tỉ lệ thích ứng với thức ăn tính kiềm. Thức ăn tính kiềm đưa vào cơ thể phải bảo đảm đủ số lượng cần thiết mới có thể trung hòa được hết lượng thức ăn tính a-xit. Tham khảo Báo Người cao tuổi cũng đã giới thiệu “Bệnh ung thư” của Giôn Hốp-Kin (Johns Hopskins Hospital).

Sự thành công trong việc duy trì độ pH của cơ thể phải được thể hiện qua việc kiểm tra thực tế về số đo độ pH trong nước bọt. Qua số đo thực tế độ pH của nước bọt, sẽ biết được những yếu tố liên quan (tích cực và tiêu cực) thực hiện trong thời gian trước khi kiểm tra độ pH. Từ đó có thể quyết định được những lựa chọn về ăn uống, về sự vận động, về trạng thái tinh thần v.v… trong những ngày tiếp theo nhằm duy trì được độ pH cần thiết trong cơ thể mình. Một khi đã có được nhận thức đầy đủ với chủ định làm chủ việc kiềm hóa cơ thể, thì bạn sẽ nhanh chóng nhận biết được thao tác tự kiểm tra độ pH trong cơ thể thật là dễ dàng, nhanh gọn mà có ý nghĩa. Khi đã làm chủ được quá trình kiềm hóa cơ thể thì bạn sẽ không cần phải kiểm tra thực tế về số đo độ pH trong nước bọt của mình nữa

Nguyễn Hiền Nhân biên tập
GS.TS KH Hoàng Tích Huyền hiệu đính

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

AXIT URIC MÁU

18 Wednesday May 2011

Posted by Kangen Group in Sức Khỏe, Sinh Hóa

≈ Leave a comment

Tags

Acid, Axit Uric, máu

TĂNG AXIT URIC MÁU CÓ THỂ GÂY RA HẰNG CHỤC BỆNH KHÁC NHAU

Ngoài việc gây bệnh GOUT, tình trạng tăng axit uric máu có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan như mạch máu, tim, mắt, màng não, cơ quan sinh dục…

Nếu như cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng axit uric trong dân Việt Nam ước tính chỉ 1%-2% thì hiện nay, con số đó đã cao hơn nhiều. Một khảo sát của Phòng Tư vấn Sức khỏe Saigon Times năm 2004 cho thấy, trong số 50 bệnh nhân đến khám vì những nguyên nhân khác nhau, có đến 60% bị tăng acid uric máu. Ước tính có khoảng 8 triệu người Việt Nam lâm vào tình trạng này.

Bác sĩ Thái Thị Hồng Ánh, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, khẳng định, tình trạng tăng axit uric máu trong cộng đồng hiện khá phổ biến. Bằng chứng là mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận điều trị vài ca bệnh gút (biểu hiện thường gặp của tăng axit uric), trong khi trước đây chỉ có vài chục ca/năm.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng thuộc Phòng Tư vấn Sức khỏe Saigon Times cho biết, axit uric là phế phẩm của quá trình phân hủy chất đạm purin và được tống xuất khỏi cơ thể qua đường tiểu. Việc tăng nhập purin hoặc giảm xuất axit uric đều dẫn đến tăng axit uric trong máu. Có hai yếu tố thuận lợi dẫn đến điều này. Đầu tiên là yếu tố di truyền, một số đối tượng có thể tạng dễ bị rối loạn chức năng phóng thích axit uric qua đường tiểu. Thứ nhì là yếu tố môi trường, phổ biến nhất là việc ăn uống quá nhiều chất đạm purin, có trong da gà, đồ lòng, giò heo, nạm bò, lươn, cá biển (đặc biệt là cá mòi, cá nục), thịt rừng (đa số), lạp xưởng. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, purin trong thực phẩm không trực tiếp gây hại mà chỉ trở thành độc chất khi ăn kèm với mỡ động vật. Cơ chế gây bệnh ở đây là chất béo ngăn cản quy trình bài tiết axit uric qua đường tiểu.Khi phân tích thói quen của những người có tăng axit uric máu, bác sĩ Hoàng nhận thấy họ có 2 thói quen tai hại, đó là uống ít nước (không đủ 1,5 lít/ngày) và nhịn tiểu (bận làm việc). Điều này có thể lý giải phần nào hiện tượng dù không sử dụng nhiều thực phẩm có purin, nhưng họ vẫn bị tăng axit uric.

Theo bác sĩ Hồng Ánh, việc tăng axit uric máu có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan. Nếu chúng kết tủa và lắng đọng ở tim mạch thì gây viêm mạch máu, viêm màng ngoài tim; ở vùng đầu gây ra viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm tuyến mang tai, viêm màng não. Nếu kết tủa ở vùng sinh dục, các tinh thể uric gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt. Ở thận, chúng gây sỏi urat…Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là bệnh gút, do axit uric kết tủa thành sạn trong khớp, dẫn đến hiện tượng viêm khớp (sưng, nóng, đỏ, đau) tái phát nhiều lần trong suốt đời. Khi mới bị, cơn đau rất thưa, cách 6 tháng, 1-2 năm hay hơn nữa. Nhưng sau vài năm, cơn đau sẽ ngày càng gần lại, dẫn đến biến dạng khớp ở bàn tay, bàn chân… Theo một nghiên cứu tại Hà Lan trong năm qua, người ta ghi nhận những bệnh nhân gút tuổi trung niên thường dễ bị tăng huyết áp (nguy cơ 43%), tăng cholesterol trong máu (5%) và tiểu đường (hơn 50%). Vì thế, các chuyên gia về khớp có một nhìn nhận mới: gút là dấu hiệu sớm của các bệnh tim mạch!

Không phải rượu nào cũng làm tăng nguy cơ bị gútĐó là ý kiến của các chuyên gia y học Mỹ tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts. Họ khảo sát 47.000 nhân viên y tế nam trong vòng 12 năm, trong số đó có 730 người phát bệnh gút và nhận thấy, những ai uống 2 lon bia hay nhiều hơn mỗi ngày thì có nguy cơ bị gút gấp 2,5 lần người không uống. Dùng rượu mạnh cũng làm tăng nguy cơ, nhưng chỉ ở mức 1,6 lần. Những ai uống rượu vang với mức độ vừa phải thì không có nguy cơ bị gút.

Người đứng đầu nghiên cứu, tiến sĩ Hyon Choi, nói: “Điều này gợi ý rằng một vài chất trong bia, rượu đã đóng vai trò gây bệnh gút”. Theo ông, “thủ phạm” chính có thể là phức hợp purin, có rất nhiều trong bia và nhất là rượu. Bàn luận về nghiên cứu này, tiến sĩ Qing Yu Zeng thuộc Đại học Y khoa Shantou (Trung Quốc) nói: “Nguyên nhân gây ra gút liên quan đến những yếu tố di truyền và môi trường. Nhưng sự gia tăng tần suất của bệnh hiện nay thì chủ yếu là do yếu tố môi trường, trong đó phổ biến nhất là việc uống nhiều thức uống có cồn”.Giảm đau trong bệnh gút bằng rau trái

Người có bệnh gút phải uống thuốc giảm đau suốt đời, nhưng dù thuốc có tốt đến mấy thì cũng gây ra tác dụng phụ. Để ngăn ngừa điều này, người ta có thể dùng đến một số rau trái có tác dụng giảm đau. Hàm lượng chất giảm đau trong rau trái tuy không đủ để gây tác dụng phong bế cảm giác đau một cách tức thời, nhưng nếu biết cách áp dụng cùng lúc với dược phẩm thì sẽ hỗ trợ tác dụng giảm đau bằng cơ chế cộng hưởng.Đứng đầu là cam, mận Đà Lạt, chanh, đậu Hà Lan, cà chua, sơ-ri, nấm mèo, hoặc nếu có điều kiện hơn thì dùng nho, táo tây, nấm đông cô. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, hai thức ăn rất tốt cho người bị gút là dưa leo và giấm. Món dưa leo xắt lát trộn dầu giấm với chút củ hành và tỏi, nêm bằng muối tiêu có thêm chút mật ong (theo đúng công thức của ngành y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda) nên luôn có trên bàn ăn. Dưa leo và giấm có tác dụng ngăn chặn phản ứng thoái biến chất đạm purin, đồng thời làm tăng bài tiết axit uric.

Nếu chỉ chọn một dạng thực phẩm đóng vai trò chủ chốt trong chế độ dinh dưỡng của người bị gút thì khoai tây là số một! Con người đã có kinh nghiệm dùng khoai tây cho người bị viêm khớp từ thời thượng cổ. Bệnh nhân gút nên tập ăn mỗi ngày vài củ khoai tây luộc vừa chín (tránh luộc quá lâu vì làm thất thoát vitamin C).

(Theo Khoa Học và Đời Sống)

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

TÍNH CHẤT LÝ HOÁ CỦA MÁU

18 Wednesday May 2011

Posted by Kangen Group in Sinh Hóa

≈ Leave a comment

Tags

máu, pH máu

Máu là nguồn gốc tạo các dịch lỏng khác như dịch bạch huyết, dịch kẽ tế bào, dịch não tủy, dịch màng bụng, màng phổi, màng khớp…Tất cả các dịch đó tạo thành nội môi, trong đó máu là thành phần quan trọng nhất. Máu và bạch huyết có những tính chất lí – hoá tương đối ổn định. Nhờ đó hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được đảm bảo, ít bị ảnh hưởng trước những thay đổi của môi trường.

Sự ổn định về tính chất lí – hoá được thể hiện ở những mặt sau:

4.1.1. Khối lượng máu

Khối lượng máu phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, vào tuổi, vào trạng thái cơ thể. Ở người trưởng thành, bình thường máu chiếm 7- 9% (hay 1/13) toàn bộ trọng lượng cơ thể. Tổng số máu trong cơ thể có khoảng 4 -5 lít  hay 70 – 90 ml/kg thể trọng. Lượng máu ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 14%, trẻ đang bú 11%. Thường lượng máu tăng lên sau bữa ăn. Khi đói hay khi mất nước thì khối lượng máu giảm. Ở phụ nữ có thai, lượng máu cũng tăng

Trong trạng thái sinh lí bình thường, chỉ có 50% lượng máu được lưu thông trong hệ thống mạch máu, còn lại 50% lượng máu được giữ trữ ở các tổ chức. Trong đó lượng máu giữ trữ ở lách khoảng 16%, ở gan khoảng 20% và ở các mạch máu dưới da khoảng 10%. Lượng máu giữ trữ này có thể được huy động trong những trường hợp cơ thể cần nhiều máu

Tỉ lệ lượng máu giữ trữ có thể thay đổi tuỳ thuộc trạng thái hoạt động của cơ thể. Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, lượng máu giữ trữ tăng lên, còn khi bị mất máu, khi lao động cơ bắp kéo dài, khi bị sốt nóng, khi bị ngạt thở hay xúc động mạnh thì lượng máu lưu thông tăng.

Khi bị mất máu có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu mất nhanh đột ngột 30 % máu động mạch hoặc mất nhanh 30 – 35% tổng lượng máu thì cơ thể sẽ chết ngay  vì bị giảm huyết áp đột ngột.

4.1.2. Tỉ trọng và độ quánh của máu

+ Tỉ trọng máu toàn phần lớn hơn nước. Ở người, tỉ trọng của máu bằng 1,050 – 1,060  (Trong đó tỉ trọng của riêng huyết tương là 1,028 – 1,030, của riêng hồng cầu là 1,09 – 1,10). Tỉ trọng của máu nam cao hơn tỉ trọng của máu nữ (nam 1,057, nữ 1,050). Tỉ trọng của máu có thể thay đổi, phụ thuộc vào nồng độ protein và hồng cầu có trong máu; vào trạng thái cơ thể và tuỳ theo loài. Tỉ trọng của máu có thể tăng lên khi bị mất nước và giảm khi cơ thể bị mất máu.

+ Độ nhớt (độ quánh) của máu lớn gấp 5 lần so với nước, thường dao động trong khoảng 4-5. Trong đó độ nhớt của huyết tương là 1,2 -2. Độ quánh của máu phụ thuộc vào hàm lượng protein và muối khoáng trong huyết tương. Ở trẻ sơ sinh, độ nhớt của máu tăng khi cơ thể bị mất nước.

4.1.3. Áp suất thẩm thấu của máu (thẩm áp)

Áp suất thẩm thấu (ASTT) của máu phụ thuộc vào hai yếu tố chính là lượng khoáng hoà tan trong máu, khoảng 0,9 – 1,0% (gọi là áp suất thẩm thấu tinh thể) và lượng protein hoà tan trong huyết tương (gọi là áp suất keo, trị số khoảng 25 mmHg). Áp suất keo tuy nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc giữ và trao đổi nước giữa mao mạch và mô, do đó nó quyết định sự phân phối nước cho cơ thể.

Ở người, trong điều kiện bình thường, ASTT của máu toàn phần khoảng 7,6 – 8,1 atmotphe (at). Sự ổn định ASTT máu có ý nghĩa sinh lý quan trọng, đảm bảo cho hồng cầu thực hiện chức năng sinh lí.  Nếu ASTT của hồng cầu và huyết tương bằng nhau thì hồng cầu giữ nguyên hình dạng và kích thước. Trong dung dịch nhược trương, có ASTT thấp hơn ASTT của hồng cầu, nước sẽ thấm vào trong hồng cầu làm vỡ hồng cầu. Trong dung dịch ưu trương, có ASTT cao hơn ASTT của hồng cầu, nước trong hồng cầu sẽ thấm ra ngoài, hồng cầu bị teo lại và cũng bị hủy. Như vậy trong cả hai trường hợp máu đều bị phá hủy. Ðó là hiện tượng tiêu huyết. Hiện tượng tiêu huyết còn xảy ra khi máu tiếp xúc với clorofooc, ether, cồn, tia cực tím, tia X, các chất phóng xạ, độc tố của vi trùng, giun sán, nọc nhện, ong, bọ cạp, rắn độc…

4.1.4. Độ pH của máu

Độ pH của máu dao động trong khoảng 7,35 – 7,39. Nó là chỉ số ổn định. Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể không làm thay đổi pH của máu. Sự ổn định pH của máu đảm bảo cho sự hoạt động của hồng cầu và của các cơ quan ít bị biến đổi. Chỉ cần thay đổi pH ± 0,2 có thể gây rối loạn hoạt động cơ thể và có thể tử vong.

Độ pH của máu phụ thuộc vào nồng độ ion H+ và ion OH-, nghĩa là phụ thuộc vào sự cân bằng axít – bazơ trong máu. Quá trình trao đổi chất luôn biến động liên tục, nên nồng độ ion H+ và ion OH- cũng biến động. Nhưng pH của máu luôn ổn định, đó  là nhờ hệ đệm trong máu.

4.1.5. Hệ đệm của máu

Hệ đệm của máu gồm nhiều đôi đệm. Mỗi đôi đệm do một axít yếu và một muối kiềm mạnh, hoặc một muối mono axit và muối đi axit tạo nên.

Hệ đệm máu được hình thành ngay trong tháng đầu sau khi sinh. Nhờ hệ đệm mà độ pH trong máu luôn được ổn định. Tuy nhiên khả năng đệm của máu cũng có một giới hạn nhất định. Nếu hàm lượng axit hoặc kiềm trong máu tăng quá cao sẽ làm cho cơ thể trúng độc.

Trong máu có nhiều đôi đệm, trong đó có 3 hệ đệm quan trọng là hệ đệm bicacbonat, hệ đệm photphat, hệ đệm protein.

+ Hệ đệm bicacbonat:

Hệ đệm bicacbonat chiếm khoảng 7- 9% khả năng đệm của máu. Tham gia hệ đệm này gồm có axit cacbonic với muối kiềm bicacbonat natri hay bicacbonat kali. Nếu trong các sản phẩm của quá trình trao đổi chất chuyển vào máu chứa nhiều axit thì sẽ xảy ra phản ứng trung hoà các ion H+ bởi muối bicacbonat, axit cacbonic thừa sẽ được phổi thông khí ra ngoài vì sự tăng nồng độ H+ sẽ kích thích trung khu hô hấp, còn nếu trong máu chứa nhiều bazơ thì sẽ xảy ra phản ứng trung hoà các ion OH-  bởi axit cacbonic.

Công thức tổng quát :  H2CO3 / B.HCO3 (Trong đó B là ion Na+ hoặc ion K+ )

Ví dụ: axit lactic được tạo ra trong quá trình đường phân đi vào máu, sẽ kết hợp với NaHCO3 để tạo thành lactatnatri và axit cacbonic. Axit cacbonic là một axit yếu sẽ được thải ra ngoài qua đường hô hấp

Axit lactic  + NaHCO3  => lactat natri + H2CO3

H2CO3  => CO2 + H2O

+ Hệ đệm photphat:

Hệ đệm photphat cũng hoạt động tương tự như hệ đệm bicacbonat nhưng tác dụng yếu hơn. Tham gia hệ đệm này gồm có muối photphat monoaxit và muối photphat điaxit. Nếu trong các sản phẩm của quá trình trao đổi chất chuyển vào máu chứa nhiều axit thì sẽ xảy ra phản ứng trung hoà các ion H+ bởi muối photphat điaxit, còn nếu chứa nhiều bazơ thì sẽ xảy ra phản ứng trung hoà các ion OH-  bởi muối photphat monoaxit

Công thức tổng quát : B.H2PO4 / B2.HPO4 (Trong đó B là ion Na+ hoặc ion K+)

+ Hệ đệm protein (P)

Hệ đệm protein gồm có các loại  protein trong huyết tương và hemoglobin, hoặc oxi hemoglobin trong hồng cầu. Đây là hệ đệm quan trọng nhất trong các hệ đệm của máu. Chiếm tới 1/6 hệ đệm của máu và chiếm 3/4 lượng axit cacbonic của máu.

Công thức tổng quát: H.P / B.P và H.Hb / B.Hb hay H.HbO2 / B.HbO2   (Trong đó B là ion Na+ hoặc ion K+ )

Phản ứng được biểu thị bằng công thức tổng quát sau:

B.P +  H2CO3 =>H.P + B.HCO3

Hệ đệm protein có hiệu quả nhất là huyết cầu tố hemoglobin (Hb) chứa trong hồng cầu. Hb có khả năng đệm gấp 10 lần các protein khác của huyết tương.

H2CO3 trong máu tăng cao sẽ thấm vào hồng cầu và tranh cation của Hb, vốn là một axit rất yếu, nên biến thành bicacbonat

B.Hb +  H2CO3 =>H.Hb + B.HCO3

Khả năng gắn với các cation của hemoglobin lớn gấp 3 lần so với protein huyết tương và lượng hemoglobin nhiều gấp hơn 3 lần protein huyết tương, nên hệ đệm hemoglobin lớn gấp 10 lần hệ đệm protein trong huyết tương.

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

ORP – Thước đo khả năng khử Oxy hóa

18 Wednesday May 2011

Posted by Kangen Group in Sinh Hóa

≈ Leave a comment

Tags

Khử Oxy hóa, ORP, Oxy hóa

ORP là gỉ?

ORP là viết tắt của:

O = Oxidation, R = Reduction, P = Potential of a liquid

Là khả năng khử Oxy hóa của một chất.

Như chúng ta đã biết, phương pháp điện phân có thể tạo ra dòng nước kiểm bằng cách thay đổi độ pH. Đồng thời, một ứng dụng khác của nước điện phân là có thể tăng khả năng chống oxy hóa.

Theo khoa học, khử Oxy hóa có nghĩa là cho đi, hoặc tặng điện tử cho những tế bào bị oxy hóa, vì vậy nếu một chất có khả năng giảm oxy hóa nghĩa là nó có khả năng tăng năng lượng cho cơ thể.

Vì vậy, …. cuộc sống như chúng ta biết đó là một cuộc chiến nội bộ giữa các nguyên tử tích điện (ion) và nguyên tử mang điện tích âm (ion),  nhưng chính xác hơn – có thể nói rằng cuộc sống là một trận chiến giữa acid và kiềm, vì nồng độ pH:

pH =acid / kiềm và dư = ion hóa = O.R.P

Hầu hết các nhà nghiên cứu nước hàng đầu thế giới từ châu Á đồng ý rằng trong nước ion hóa cao độ pH là tốt, nhưng độ ORP là quan trọng hơn.
Quá trình điện phân làm tăng khả năng Oxy hóa, làm phân nhỏ và sắp xếp lại cấu trúc của các phân tử nước.
Khả năng khử Oxy hóa có nguồn năng lượng “tiềm tàng” đã được lưu giữ và sẵn sàng ứng biến khi cơ thể cần đến. ORP là thước đo về tiềm năng khử Oxy hóa của một dung dịch.
Một ví dụ để thấy được tiềm năng này có thể thấy được là áp suất. Nếu bạn thổi một quả bóng, áp suất không khí có bên trong. Khi quả bóng được cột kín, áp suất vẫn còn và có thể đo được. Khi thả ra, năng lượng này có tiềm năng trở thành động năng.

Độ pH cao của nước sẽ làm giảm độ oxy hóa (-ORP) và nước có độ pH thấp hơn làm tăng độ oxy hóa (+ ORP).

Ví dụ về quá trình ôxy hóa: một quả táo màu nâu sau khi được cắt hoặc kim loại để rỉ sét.

Một chất mang tính khử Oxy hóa là một chất có khả năng chống oxy hóa được biểu thị bằng độ (-ORP).

Chỉ số đo ORP của nước máy ở Mỹ là từ +200 đến +600 mv … vì vậy, nước máy mang tính oxy hóa.
Ion hóa  có độ pH cao của nước cho thấy (- ORP) và do đó có đặc tính khử hoặc “chống oxy hóa.”
Hầu hết các nước đóng chai mang tính axit (độ pH thấp) và do đó cũng có ORP cao (trên 400 mv).
pH và ORP thay đổi rất khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào ba yếu tố:

1. Các nguồn nước có khoáng sản thiên nhiên
2. Điện áp trong quá trình điện phân nước.
3. Tỷ lệ lưu lượng nước thông qua lớp phân cực

Xin xem thêm nước Kangen

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

Gốc tự do và Oxy hóa

18 Wednesday May 2011

Posted by Kangen Group in Sinh Hóa

≈ Leave a comment

Tags

Khử Oxy hóa, Oxy hóa

Trong cơ thể con người, thường xuyên diễn ra nhiều tiến trình hoặc xây dựng hoặc huỷ hoại. Có những chất tưởng như là thực phẩm chính của tế bào nhưng đồng thời cũng lại làm hại tế bào. Có những phân tử  gây ra  tổn thương thì cũng có những chất đề kháng lại hành động  phá phách này. Gốc tự do, oxygen và chất chống oxy hóa là một thí dụ. Những phân tử này có liên hệ với nhau và ảnh hưởng tới  cơ thể con người rất nhiều, nhất là ở giai đoạn cuối của cuộc đời.

Ngoài ra, một trong nhiều lý thuyết cố gắng giải thích nguyên nhân sự  lão hóa, lão suy là tác dụng của những gốc tự do vào các phân tử trong cơ thể.

Gốc Tự Do

Theo định nghĩa, Gốc Tự Do ( Free radical ) là bất cứ phân tử hóa chất nào chỉ có một điện tử duy nhất (electron mang điện âm) hay một số lẻ điện tử.

Xin nhắc lại, về khía cạnh hóa học, phần nhỏ nhất của vật thể gọi là nguyên tử. Mỗi nguyên tử có một nhân với một số chẵn điện tử xoay chung quanh, giống như các hành tinh quay chung quanh mặt trời. Phân tử gồm một số nguyên tử dính với nhau do tác dụng của các đôi điện tử.

Một vài  khi, trong diễn tiến hóa học, một điện tử bị tách rời khỏi nhóm và phân tử đó trở thành một gốc tự do, với số lẻ điện tử. Do đó, nó không cân bằng, đầy đủ nên rất bất ổn, dễ tạo ra phản ứng. Nó luôn luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử  mà nó thiếu từ các phân tử khác, và lần lượt tạo ra một chuỗi những gốc tự do mới, gây rối loạn cho sinh hoạt bình thường của tế bào. Các khoa học gia ví chúng như những tên sở khanh chuyên đi ve vãn, phá hoại hạnh phúc của các cuộc hôn nhân đang êm đẹp. Trong  cuộc đời của một người sống  tới 70 tuổi, thì có chừng 17 tấn gốc tự do được tạo ra như vậy.

Năm 1954, bác sĩ Denham Harman thuộc Đại học Berkeley, California, là khoa học gia đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với nguy cơ gây ra những tổn thương cho tế bào.Trước đó, người ta cho là gốc này chỉ có ở ngoài cơ thể.

Gốc tự do có tác dụng không tốt cho cơ thể liên tục ngay từ lúc con người mới sanh ra và mỗi tế bào chịu sự tấn công của cả chục ngàn gốc tự do mỗi ngày. Ở tuổi  trung niên, cơ thể mạnh, trấn áp được chúng, nhưng tới tuổi cao, sức yếu, gốc tự do lấn át, gây thiệt hại nhiều gấp mười lần ở người trẻ. Nếu không bị kiểm soát, kiềm chế, gốc tự do gây ra các bệnh thoái hóa như ung thư, xơ cứng động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn dịch gây dễ bị nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ, teo cơ quan bộ phận người cao niên.

Nó phá rách màng tế bào khiến chất dinh dưỡng thất thoát, tế bào không tăng trưởng, tu bổ, rồi chết. Nó tạo ra chất lipofuscin tích tụ dưới da khiến ta có những vết đồi mồi trên mặt, trên mu bàn tay. Nó tiêu hủy hoặc ngăn cản sự tổng hợp các phân tử chất đạm, đường bột, mỡ, enzyme trong tế bào. Nó gây đột biến ở gene, ở nhiễm thể, ở DNA, RNA. Nó làm chất  collagen, elastin mất đàn tính, dẻo dai khiến da nhăn nheo, cơ khớp cứng nhắc.

Theo các nhà nghiên cứu, gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến sau đây: Trước hết, gốc tự do oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí; rồi gốc tự do tấn công các ty lập thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Sau cùng, bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được.

Trong tiến trình lão hóa, gốc tự do cũng dự phần và có thể là nguy cơ gây tử vong. Hóa già được coi như một tích tụ những đổi thay trong mô và tế bào. Theo bác sĩ Denham Harman, các gốc tự do là một trong nhiều nguyên nhân gây ra sự hoá già  và sự chết cuả các sinh vật. Ông ta cho là gốc tự do phản ứng lên ty lạp thể, gây tổn thương các phân tử bằng cách làm thay đổi hình dạng, cấu trúc,  khiến chúng trở nên bất khiển dụng, mất khả năng sản xuất  năng lượng.

Do quan sát, người ta thấy gốc tự do có ít ở các sinh vật chết non, có nhiều hơn ở sinh vật sống lâu. Người cao tuổi có nhiều gốc tự hơn là khi người đó còn trẻ.

Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra tới trên 60 bệnh,  đáng kể nhất gồm có: bệnh vữa xơ động mạch, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thuỷ tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không nguyên nhân, xơ gan.

Tuy nhiên, không phải là gốc tự do nào cũng phá hoại. Đôi khi chúng cũng có một vài hành động hữu ích. Nếu được kiềm chế, nó là nguồn cung cấp năng lượng  cho cơ thể; tạo ra chất mầu melanine cần cho thị giác; góp phần sản xuất prostaglandins có công dụng ngừa nhiễm trùng; tăng cường tính miễn dịch; làm dễ dàng cho sự truyền đạt tín hiệu thần kinh, co bóp cơ thịt.

Trong cơ thể có rất nhiều loại gốc tự do, mà các gốc nguy hiểm hơn cả là superoxide,  ozone, hydrogen peroxide, lipid peroxy nhất là hydroxyl radical, một gốc rất phản ứng và  gây ra nhiều tổn thương.

Gốc tự do được tạo ra bằng nhiều cách. Nó có thể là sản phẩm của những căng thẳng tâm thần, bệnh hoạn thể xác, mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, dược phẩm, tia phóng xạ mặt trời, thực phẩm có chất mầu tổng hợp, nước có nhiều chlorine và ngay cả oxygen.

Oxygen- Sự oxy hoá- Chất chống oxy hoá.

Oxygen là dưỡng khí thiết yếu cho mọi động vật, thảo mộc, ngoại trừ một số nhỏ sinh vật kỵ khí.

Đối với loài người, ở một mức độ trung bình, oxygen tham dự vào sự biến hóa căn bản trong cơ thể để tạo ra năng lượng cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt cuả toàn bộ tế bào. Không khí ta thở có 20% dưỡng khí, vừa đủ cho  nhu cầu của cơ thể và sức chịu đựng của phổi. Khi thở oxy nguyên chất khoảng 6 giờ, ta thấy nặng ngực và nếu tiếp tục thở lâu hơn nữa, các phế nang sẽ bị tổn thương.

Oxygen phản ứng trên vật chất  và gây  nhiều thay đổi cho các phân tử này. Một miếng thịt để ra ngoài lâu sẽ thâm, miếng táo cắt đôi trở mầu nâu, cây đinh sắt sét rỉ, cục bơ  thơm trở mùi ôi khét. Chúng đã bị oxy hóa và trở thành vô dụng, đôi khi nguy hiểm.                                                                                                                                     Trong cơ thể, phản ứng oxy hóa tạo ra những gốc tự do. Nhưng may mắn là cơ thể ta tạo ra được mấy loại enzym có khả năng trung hòa gốc tự do và mỗi  phân tử enzym có thể vô hiệu hóa nhiều ngàn gốc. Các enzym đó túc trực trong cơ thể  trước khi có phản ứng tạo ra gốc tự do nên nó kịp thời đối phó với những chàng sở khanh hoá chất hoang đàng này. Các enzym chính là superoxide dismutase (SOD ), catalase và glutathione. Mỗi enzym liên hệ  vào từng phản ứng hóa học riêng biệt

Ngoài ra ta có thể trung hòa gốc tự do bằng cách dùng chất chống oxy hóa ( antioxidant ).  Các chất này chỉ mới được nhắc nhở nhiều trong dân chúng cũng như  y giới khoảng mươi năm gần đây. Đã có nhiều khoa học gia để tâm nghiên cứu về công dụng của chất chống oxy hóa và tây y học cũng đã có thái độ thiện cảm hơn với các chất này.

Trong một cuộc hội thảo của các bác sĩ chuyên môn về tim năm 1995, 90 % tham dự viên nhận là mình có uống chất chống oxy hoá  nhưng chỉ có 75 % biên toa cho bệnh nhân. Lý do là nhiều người vẫn cho là không có đủ dữ kiện xác đáng để khuyến khích bệnh nhân dùng thêm các chất này. Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo: Một chỉ dẫn thận trọng và khoa học nhất về vấn đề này là dân chúng nên ăn thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa trong rau, trái cây và các loại hạt, thay vì uống thuốc có chất antioxidant.

(Theo bác sĩ Nguyễn Ý Đức)

Khả năng khử Oxy hóa cao của nước Kangen có thể giải quyết vấn đề trên một cách rất hiệu quả.

Xin xem thêm ở phần nước KANGEN và những lợi ích thiết thực trong đời sống.


Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

Oxy hóa, nguồn gốc của lão hóa và bệnh tật

18 Wednesday May 2011

Posted by Kangen Group in Sức Khỏe, Sinh Hóa

≈ 1 Comment

Tags

Khử Oxy hóa, ORP, Oxy hóa

Vui với tuổi già chưa mời đã đến có lẽ chỉ còn ngành giải phẫu thẩm mỹ với biết bao khách hàng nôn nóng trở về với thời xuân sắc, dù là tạm bợ và gượng ép. Trong cuộc sống căng thẳng hiện nay, các tế bào con người làm sao trẻ được khi chúng bị đầu độc liên tục. Không chỉ kiệt lực vì ngày đêm phải đối đầu với độc chất của môi trường ô nhiễm, độc tố của vi sinh…, chúng còn bị đánh gục một cách phũ phàng bởi một hoạt chất vốn không thể thiếu cho sự sinh tồn của con người, đó là dưỡng khí!

Ô-xy hóa, thủ phạm của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Thiếu dưỡng khí thì cuộc đời đúng là không còn kiếp trầm luân, nhưng cũng chính vì dưỡng khí mà tất cả, không riêng gì cơ thể con người, không thể tránh được vòng hoại tử. Tiến trình thoái hóa, biến dạng, gỉ sét dưới ảnh hưởng của dưỡng khí được đặt tên là hiện tượng ô-xy hóa, một loại thuế trị giá gia tăng 100% đánh thẳng vào sức đề kháng của người tiêu dùng. Bắp thịt càng vận động, não càng tính toán, tâm càng mưu sự…, thì tình trạng tích lũy đủ loại phế phẩm của quá trình biến dưỡng gọi chung là chất ô-xy hóa càng nhanh. Chất ô-xy hóa càng tăng, con người càng hoạt động nhiều thì tế bào càng mau già, dù người đó có thể còn rất trẻ nếu tính trên giấy khai sinh. Danh sách bệnh chứng do bàn tay ngấm ngầm phá hoại của chất ô-xy hóa càng lúc càng dài, từ cườm mắt, tiểu đường, cao huyết áp… cho đến ung bướu ác tính. Bệnh do sự hiện diện của chất ô-xy hóa đã từ lâu chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách các bệnh thời đại. Không có gì khó hiểu khi cơ chế sinh bệnh là hậu quả của việc có vay có trả. Đã dùng dưỡng khí thì phải chịu cảnh ô-xy hóa! Dùng nhiều, dùng thường thì cơ thể càng mau sứt mẻ. Thêm vào đó, stress, thói quen lạm dụng độc chất (thuốc lá, cà phê, dược phẩm…), dinh dưỡng sai lầm… là yếu tố tích cực tiếp tay cho tình trạng bội tăng chất ô-xy hóa. Còn dẫn chứng nào hùng hồn hơn khi số bệnh nhân tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, ung thư… ngày càng nhiều hơn và trẻ hơn. Đã đến lúc phải đi tìm giải pháp!

Benjamin Franklin đã viết: “Ai cũng muốn sống lâu, nhưng không ai muốn… già!”. Sống lâu đã khó, muốn đừng già thì chỉ có chuyện thần tiên. Ngược đời làm sao?! Trong ánh bình minh của thiên niên kỷ mới, khi con người đang mãn nguyện với các thành tựu khoa học kỹ thuật, thì oái oăm sao cơ thể lại càng lúc càng dễ già trước tuổi.

Tuy là một thực tế chua cay đành phải chấp nhận ở thế kỷ 21, nhưng hiện tượng ô-xy hóa không hẳn là vấn đề nan giải. Biết cách ứng dụng chất kháng ô-xy hóa trong cuộc sống thường ngày qua chế độ dinh dưỡng hay ngay cả dưới hình thức dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc cho đối tượng dễ là nạn nhân của phản ứng ô-xy hóa, như người lao động nặng, công nhân trong môi trường ô nhiễm, nạn nhân của stress, bệnh nhân mạn tính, vận động viên chuyên nghiệp, người lớn tuổi…, chính là bí quyết trì hoãn tuổi già. Không nên đồng hóa biện pháp kháng ô-xy hóa với mục tiêu đơn thuần chỉ nhằm kéo dài tuổi trẻ. Ai cũng muốn trẻ, dù trẻ ngoại hình hay trẻ tuổi đời, nhưng quan trọng hơn nhiều là làm sao giữ được nét tươi trẻ cho tế bào. Đó chính là giải pháp chủ động và tối ưu để phòng bệnh ở ngay mức độ cơ bản là đơn vị của sự sống.

Phòng bệnh bao giờ cũng đơn giản, an toàn và hiệu quả hơn trị bệnh! Phòng bệnh do chất ô-xy hóa vì thế cần được bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay khi chưa bệnh, từ ngày hôm nay!

Cần tăng cường chất kháng ô-xy hóa ngoại sinh

Do có những điện tử độc thân không ghép đôi mà chất chống ô-xy hóa (gốc tự do) có hoạt tính rất mạnh, mang tính “hủy hoại”, sẵn sàng thực hiện phản ứng ô-xy hóa cướp điện tử với chất mà nó tiếp xúc khiến chất này bị thương tổn nặng nề. Trong cơ thể khỏe mạnh, chất ô-xy hóa sinh ra có giới hạn, không quá thừa để gây hại vì có hệ thống các chất chống ô-xy hóa “nội sinh” (có sẵn bên trong cơ thể) cân bằng lại. Khi chất ô-xy hóa sinh ra quá nhiều có thể gây hại (do ô nhiễm môi trường, tia cực tím từ ánh nắng, khói thuốc lá, viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí do dùng một số dược phẩm) thì người ta phải nhờ đến các chất kháng ô-xy hóa ngoại sinh (từ bên ngoài đưa vào cơ thể) nhằm mục đích phòng bệnh, nâng cao sức khỏe. Có thể ngăn ngừa sự tăng sinh các chất ô-xy hóa có hại bằng cách chống ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng đúng cách (nhiều rau quả, trái cây, không thừa năng lượng), vận động hợp lý, bỏ rượu, thuốc lá, sống lạc quan, yêu đời…

Nước Kangen có đặc tính khử Oxy hóa rất mạnh. Xin xem ở phần nước Kangen với ORP trên -400 (mv)

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Reddit (Opens in new window)
  • Click to email this to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

Liên Hệ

Kangen Group

Kangen Group

Personal Links

  • Kangen Water special

Verified Services

View Full Profile →

Thông tin Nước Kangen

  • Ứng dụng cho nghành Nails
  • Công Ty Enagic
  • Free E book
  • Kangen water
  • Người nổi tiếng uống nước Kangen
  • Nước kangen Video

Bệnh Tật và Nguyên Nhân

  • Viêm đại tràng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Bệnh Gout
  • Bệnh Tiểu Đường
  • Loãng Xương
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh trĩ
  • Cao huyết áp
  • Bệnh Vẩy Nến

Bài mới cập nhật

  • Cảnh cáo các mẹ Bé trai SUÝT CHÊ’T vì uống “Oresol” bù điện giải
  • Quan niệm dưỡng da của người Nhật
  • Điều gì xảy ra nếu uống nước ngay sau khi thức dậy
  • Kỹ thuật đơn giản giúp loại bỏ stress trong tích tắc của người Nhật
  • Khái niệm sống của Nhật Bản “ikigai” có phải là bí quyết của một cuộc sống dài, hạnh phúc, ý nghĩa?

CÔNG TY BẢO TRỢ

Kết Nối Facebook

Kết Nối Facebook

Nhân Chứng nước Kangen

  • Sạn Thận và Viêm Thận
  • Viêm khớp, ngưng thở khi ngủ, thặng dư axit, sỏi thận
  • Xóa sạch sự tàn phá Bệnh vẩy nến
  • Bệnh Tiểu Đường loại 2
  • Nhiễm trùng tai mãn tính
  • Tim và Tuyến Tiền Liệt
  • Chứng tăng huyết áp & CHOLESTEROL

Nước Kangen ở Pinterest

Visit Nuoc Kangen's profile on Pinterest.

Dinh dưỡng Dược phẩm Nhật Bản Nước Kangen Nước Uống Sinh Hóa Sức Khỏe Thực phẩm Y học

Tag

Acid Alkaline Alkaline water Alzheimer axit axit reflux Axit Uric bao tử BMI béo phì Bệnh Gan Bệnh Viện cao huyết áp cholesterol chất tẩy chậm trí nhớ cần tây da Dưỡng lão Dược thảo free radical Gout Herman Aihara Hoóc Môn insulin Kangen Water khoáng chất Khử Oxy hóa Kiềm loãng xương Methyl Methacrylate miệng muối máu mở trong máu Nail nhồi máu cơ tim nước giải khát Nước Kangen nước kangen in Vietnam nước kỳ diệu nước miếng nước ngọt nước phèn nước thẩm thấu ngược nước tinh khiết Nước tăng lực Nước Uống ORP Oxy hóa pH pH máu Ruột già softerner water Sức khỏe tai biến mạch máu não thuốc bổ thuốc giảm đau thuốc thực dưỡng thuốc trụ sinh Thuốc Tây thuốc đông y thận thực phẩm tieu duong Tiểu Đường trào lưu axit Tylenol Tự kỷ ung thư viêm gan C y học Y Tế Đường hóa học ợ chua
Follow Nước Kangen on WordPress.com

Feed

RSS Feed

Flickr Photos

Kangen in Saigon, VietnamKangen in Hue, VietnamKangen in Hanoi, Vietnam
More Photos
IMG_6363
IMG_2059
IMG_6104
IMG_4475
IMG_6325
IMG_6964
photo (5)
IMG_4631

RSS Unknown Feed

  • An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.

Blog at WordPress.com.

Cancel

 
Loading Comments...
Comment
    ×
    loading Cancel
    Post was not sent - check your email addresses!
    Email check failed, please try again
    Sorry, your blog cannot share posts by email.